Danh sách bài viết

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 TRƯỜNG CHUYÊN BẮC NINH – LẦN 2

Cập nhật: 20/08/2020

1.

Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là:

A:

tơ capron; nilon-6,6; polietilen

B:

poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna

C:

nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren

D:

polietilen; cao su buna; polistiren

Đáp án: D

2.

Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A:

CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH

B:

CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH

C:

CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH

D:

CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH

Đáp án: C

3.

Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A:

CH3COOCH2CH3.

B:

CH2=CHCOOCH3.

C:

HCOOCH3.

D:

CH3COOCH3.

Đáp án: C

4.

Cho 3,2 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A:

6,72.

B:

7,84.

C:

8,96.

D:

10,08.

Đáp án: C

5.

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A:

Etilen

B:

Metan

C:

Benzen

D:

Propin

Đáp án: D

6.

Chất nào sau đây có trong thành phần của bột nở?

A:

KOH

B:

NaOH

C:

Na2CO3

D:

NaHCO3

Đáp án: D

7.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B:

Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

C:

Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

D:

Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

Đáp án: C

8.

Hỗn hợp X gồm amin đơn chức và O2 có tỉ lệ mol 2 : 9. Đốt cháy hoàn toàn amin bằng O2 sau đó cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, dư, thì thu được khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 15,2. Số công thức cấu tạo của amin là

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: B

9.

4: Cho các chất sau: (1) H2NCH2COOCH3; (2) H2NCH2COOH; (3) HOOCCH2CH(NH2)COOH; (4) ClH3NCH2COOH. Những chất vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là

A:

(2), (3), (4)

B:

(1), (2), (4)

C:

(1), (2), (3).

D:

(1), (3), (4)

Đáp án: C

10.

Aminoaxit Y chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2, cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 205 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của Y.

A:

C5H12N2O2

B:

C6H14N2O2

C:

C5H10N2O2

D:

C4H10N2O2

Đáp án: A

11.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Glyxin là axit amino đơn giản nhất.

B:

Liên kết peptit là liên kết -CONH- giữa hai gốc α-amino axit.

C:

Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.

D:

Tripeptit là các peptit có 2 gốc α-amino axit.

Đáp án: D

12.

Trùng hợp stiren thu được polime có tên gọi là

A:

polipropilen.

B:

polietilen.

C:

polistiren.

D:

poli(vinyl clorua).

Đáp án: C

13.

Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho từ từ V1 lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được1,12 lít CO2 (đktc). Vậy V và V1 tương ứng là

A:

V = 0,2 lít; V1 = 0,15 lít

B:

V = 0,15 lít; V1 = 0,2 lít

C:

V = 0,2 lít; V1 = 0,25 lít

D:

V = 0,25 lít; V1 = 0,2 lít

Đáp án: B

14.

Chia 1,0 lít dung dịch brom nồng độ 0,5 mol/l làm hai phần bằng nhau. Sục vào phần thứ nhất 4,48 lít (đktc) khí HCl (được dung dịch X) và sục vào phần thứ hai 2,24 lít (đktc) khí SO2 (được dung dịch Y). So sánh pH của hai dung dịch thấy:

A:

pHX = pHY

B:

pHX > pHY

C:

pHX < pHY

D:

pHX = 2pHY

Đáp án: B

Nguồn: /