Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Kim Liên - Hà Nội năm học 2019 - 2020 lần 1

Cập nhật: 25/07/2020

1.

Cho một lượng muối FeS2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại một chất rắn. Chất rắn này là:

A:

FeS2 chưa phản ứng hết            

B:

FeS

C:

Fe2(SO4)3              

D:

S

Đáp án: D

2.

Hòa tan m gam Al vừa đủ trong V (ml) dung dịch H2SO4 61% (có khối lượng riêng 1,51 g/ml), đun nóng, có khí mùi xốc thoát ra, có 2,88 gam chất rắn vàng nhạt lưu huỳnh (S) và dung dịch D. Cho hấp thu hết lượng lượng khí mùi xốc trên vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 21,6 gam kết tủa muối sunfit. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:

A:

10,8 gam        

B:

2,7 gam           

C:

5,4 gam         

D:

8,1 gam

Đáp án: D

3.

Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A:

8

B:

7

C:

5

D:

4

Đáp án: A

                   Khối lượng HCl =  15 – 10 = 5g

                   Suy ra: số mol HCl phản ứng = 5/36,5

                   số mol X = 5/36,5. suy ra MX = 10/(5/36,5) = 73

                    X: CxHyN. suy ra: 12x  +  y  +14 = 73

                                                  12x + y = 59

                                                   X= 4; y = 11

                        C4H11N  (8 đồng phân cấu tạo: 4 đồng phân amin bậc 1; 3 đồng phân amin bậc 2; 1 đồng phân amin bậc 3)

4.

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

A:

CH3COCH3.

B:

O=CH-CH=O.

C:

CH2=CH-CH2-OH.                

D:

C2H5CHO.

Đáp án: D

-nCO2 = nH2O = 0,197. X tác dụng với Cu(OH)2, andehit no đơn chức

=> Đáp án D

5.

Hiđrô hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là

A:

10,5

B:

17,8    

C:

8,8      

D:

24,8

Đáp án: B

→ CnH2nO + H2 → CnH2n+1OH : có (14n + 18)x –(14n + 16)x = m+1-m → 2x = 1 ; x = 0,5 mol

CnH2nO +  ½(3n-1)O2  →  nCO2 +  nH2O     

 1            (1,5n+0,5)

 0,5              0,8                               0,5(1,5n+0,5) = 0,8.1→ n = 1,4→ m = (14n+16)0,5 = 17,8 (g) 

6.

Este có đặc điểm sau: 
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo CO2 và H2O có số mol bằng nhau; 
-Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z 
(có số nguyên tử cac bon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X ) 
Phát biểu không đúng là : 

 

A:

Chất X thuộc loại este no, đơn chức

B:

Chất Y tan vô hạn trong nước. 

 

C:

Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken. 

D:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sả phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. 

Đáp án: C

Dựa vào các dữ kiện của đầu bài 
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau => X là este no 
đơn chức 
- Thủy phân X thu được Y phản ứng tráng gương => Y phải là axit fomic. => E là este 
của axit fomic. Z có số C bằng một nửa của X vậy số C của Z phải bằng của axit 
fomic => Z là CH3OH. Tách nước từ CH3OH không thu được anken. 
Vậy đáp án C là đáp án đúng. 

7.

Cho một hợp chất của sắt tác dụng với  H2SO4  đặc nóng, tạo ra SO2  (sản phẩm khử duy nhất). Nếu tỉ lệ mol của  H2SO4  đem dùng và SO2  tạo ra lần lượt là  4:1 thì công thức phân tử của X là:

 

A:

Fe3O4     

B:

Fe

C:

FeS

D:

FeO

Đáp án: D

Ta xét các đáp án A. B , D => Công thức có dạng FexOy
Ta có phản ứng :FexO  +  H2SO4  -> Fe2(SO4)3  +  SO2   + H2O
Theo bài ra nH2SO4 : nSO2  =4:1 ta chọn luôn hệ số của H2SO4 = 4 và SO2 =1 -> hệ số của Fe2(SO4)3 =1 và H2O =4
Ta có phương trình được viết lại như sau :
FexOy   +  4H2SO4  -> Fe2(SO4)3  +  SO2   + 4H2O . Để phương trình được cân bằng khi
Bảo toàn nguyên tố Fe => x  =2
Bảo toàn nguyên tố O => y + 4.4 =4.3+2+4 => y  =2
=> x: y =2:2 =1:1 => Công thức FexOy là FeO  => Đáp án D
Ta không xét đáp án C nữa .Chẳng hạn nếu không ra đáp án thì ta chọn C là xong

 

8.

Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là (cho H = 1, C = 12)

A:

C2H2 và C4H6.

B:

C2H2 và C4H8.

C:

C3H4 và C4H8

D:

C2H2 và C3H8.

Đáp án: B

n Br2  :   n Hidrocacbon = 0,35 : 0,2 = 1,75 < 2 à có 1 ankin , 1 anken  à Gọi

Anken CnH2n    x mol ; Akin  CmH2m-2    y mol

Ta có : x + 2y = 0,35 ; x + y = 0,2 à x = 0,15 ; y = 0,2

Khối lượng bình tăng = 14n.0,15 + (14m – 2).0,2 = 6,7  vì n , m nguyên à n = 4 , m = 2

Đáp án B

9.

Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua nhôm oxit,nhiệt độ thu được hỗn hợp Y gồm: ba ete,0,27mol hai olefin, 0,33mol hỗn hợp hai ancol dư và 0,42 mol nước. Biết hiệu suất tách nước tạo olefin đối với mỗi ancol là như nhau và số mol các ete là bằng nhau. Công thức phân tử của ancol có khối lượng mol lớn nhất 

A:

C3H8O.            

B:

C2H6O.            

C:

C4H8O

D:

C5H10O

Đáp án: A

CnH2n+2O ----> CnH2n + H2O
0,27-----------------0,27------0,27
2 R-OH ------> R-O-R + H2O
x------------------0,5x----0,5x
số mol H2O : 0,27 + 0,5x = 0,42 ===> x = 0,3 

số mol rượu dùng = 0,27 + 0,3 + 0,33 = 0,9
Phân tử lượng rượu = 47/0,9 = 52,2 ===> trong hh X có rượu C2H6O (0,9 - a) mol và CmH2m + 2O a mol
khối lượng hh = 46(0,9-a) + Ma = 47 ==> Ma - 46a = 5,6 (1)
số mol rượu CmH2m + 2O cho anken = 0,3a (do hiệu suất cho anken là 30% = 0,27*100/0,9 )
số mol rượu CmH2m + 2O cho ete = 0,15 ( vì cho 3 ete có số mol bằng nhau ==> số 1 rượu = số mol hh rượu/số lượng rượu = 0,3/2 = 0,15
===> số mol rượu CmH2m + 2O phản ứng = 0,3a + 0,15 ===> 0,3a + 0,15 < a < 0,9 ===> 0,21 < a < 0,9
Nếu a = 0,21 , (1) ===> M = 72,6
Nếu a = 0,90 , (1) ===> M = 52,2
===> 52.2 < M < 72,6 ===> rượu có phân tử lớn là C3H8O có M = 60

Đáp án đúng A

10.

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y ,Z, T ở dạng dung dịch với dung môi nước:

           Thuốc thử

 

Chất

X

Y

Z

T

Dung dịch AgNO3/NH3 đun nhẹ

Không có kết tủa

Ag↓

Không có kết tủa

Ag↓

Cu(OH)2, lắc nhẹ

Cu(OH)2 không tan

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Nước brom

Mất màu nước brom và có kết tủa trắng xuất hiện

Mất màu nước brom

Không mất màu nước brom

Không mất màu nước brom

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A:

Phenol, Axit fomic, saccarozo, glucozo

B:

Anilin, glucozo, glixerol, fructozo

C:

Anilin, mantozo, etanol, axit acrylic

D:

Phenol, glucozo, glixerol, mantozo

Đáp án: B

T không làm mất màu nước Brom => Dựa vào đáp án chỉ có fructozo thỏa mãn

Đáp án đúng B

11.

Hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun m gam X với H2SO4 đặc, thu được H2O và hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm hai ancol và ba ete. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 7,56 lít O2 (đktc)., sinh ra 5,04 lít  CO2 (đktc). Mặt khác cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ và hơi nước. Cho Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 16,2g Ag. Tên thay thế của ancol có khối lượng mol phân tử lớn hơn trong X là :

A:

Butan-2-ol   

B:

Propan-1-ol

C:

Butan-1-ol          

D:

Propan-2-ol

Đáp án: D

nAg = 0,15 mol

+) TH : chỉ có 1 ancol tham gia phản ứng tạo andehit

Nếu không có HCHO => nancol pứ andehit = 0,075 mol => nancol tổng > 0,075 mol

,nCO2 = 0,225 mol => Số C trung bình < 3

Vì có ancol không tạo andehit=> ancol đó có số C ít nhất là 3

=> ancol còn lại có số C là 2 => C2H5OH => và CH3CH(OH)CH3 ( propan-2-ol)

Nếu có HCHO => Vô lý vì  Vì có ancol không tạo andehit=> ancol đó có số C ít nhất là 3

+) TH : 2 ancol đều tạo andehit => nancol = 0,075 mol => Số C trung bình = 3 (Loại)

Đáp án đúng D

12.

Chất phản ứng được với các dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

A:

C2H5OH.

B:

CH3COOH.

C:

H2N-CH2-COOH.

D:

C2H6.

Đáp án: C

Đáp án đúng C

13.

Cho 33,7 gam hỗn hợp X : Al2O3, CuO, Al, Cu (trong đó có 18,99% khối lượng oxi) vào dung dịch HCl dư thấy thu được 3,36 lít H2 (đktc), lọc lấy phần chất rắn không tan cho vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 8,96 lít khí NO2(đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây

A:

31,27 %

B:

13,93 %

C:

13,98 %

D:

30,26 %

Đáp án: D

102a + 80b + 27c + 64d = 33,7

nO = 3a + b = 6,4/16 = 0,4 mol

Cu     →   Cu2+ + 2e                                                        N+5 + e        →   N+4 

d                        2d                                                                0,4             0,4 

2d = 0,4

nH2 = 0,15  →  c = 0,1 ; a = 0,1 ; %Al = 30,26

Đáp án đúng D

14.

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là

A:

1,080.

B:

4,185.

C:

5,400.

D:

2,160.

Đáp án: A

15.

Cho các chất sau: etyl axetat, anilin, glucozơ, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là

A:

2

B:

4

C:

1

D:

3

Đáp án: A

este và peptit bị thủy phân trong môi trường kiềm nên ta chọn etyl axetat và Gly - Ala

Nguồn: /