Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm 15 phút môn Hóa Học lớp 10 trường Thpt Vĩnh Yên

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?

A:

Dung dịch KI + hồ tinh bột

B:

Dung dịch NaOH

C:

Dung dịch H2SO4

D:

Dung dịch CuSO4

Đáp án: A

KI + O3 + H2O ---> I2 + KOH + O

Iod sinh ra làm hồ tinh bột chuyển mầu xanh tím.

2.

Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là

A:

60%

B:

40%

C:

80%

D:

20%

Đáp án: D

3.

Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với 0,75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m là

A:

24,0

B:

34,8

C:

10,8

D:

46,4

Đáp án: B

4.

Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A:

36

B:

20

C:

18

D:

24

Đáp án: B

5.

Cho các dung dịch mất nhãn: NaCl, NaBr, NaF, NaI. Dùng chất nào để phân biệt giữa 4 dung dịch này:

A:

HCl

B:

AgNO3

C:

Quì tím

D:

BaCl2

Đáp án: B

4 dung dịch lần lượt tạo các sản phẩm khác nhau với AgNO3

+ NaCl: tạo kết tủa trắng AgCl trắng

+ NaBr: tạo kết tủa AgBr vàng nhạt

+ NaI: tạo kết tủa AgI vàng đậm

+ NaF: không tạo kết tủa

6.

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?

A:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

B:

HCl + Mg → MgCl2 + H2

C:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

D:

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

Đáp án: A

Cl- trong HCl sau phản ứng tạo Cl2o, số oxh từ -1 lên 0 nên chứng to HCl có tính khử

7.

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).

(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).

Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là

A:

2

B:

4

C:

1

D:

3

Đáp án: D

Các thí nghiệm tạo 2 muối:

a, Tạo 2 muối NaCl và NaClO3

b, Tạo 2 muối FeCl2 và FeCl3

c, Tạo 2 muối CuSO4 và FeSO4

8.

Hòa tan hết 1,69 gam Oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A:

20

B:

40

C:

30

D:

10

Đáp án: B

9.

Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là

A:

Fe, Fe2O3

B:

Fe, FeO

C:

Fe3O4, Fe2O3

D:

FeO, Fe3O4

Đáp án: D

10.

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A:

Al

B:

Mg

C:

Na

D:

Cu

Đáp án: D

Cu là kim loại yếu đứng sau Hidro trong dãy điện hóa --> Không phản ứng với axit H2SO4 loãng

Nguồn: /