Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh đai học 2009 môn Hóa Học khối A

Cập nhật: 29/07/2020

1.

Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là

A:

240

B:

120

C:

360

D:

400

Đáp án: C

                Fe  +    4H+  + NO3-         →     Fe3+  +  NO  + 2H2O

               0.02     0.08     0,02                    0,02

             3Cu  +    8H+  +  2NO3-        →       3Cu2+  + 2 NO  +  4H2O

                0,03     0,08       0,02                        0,03

                số mol H+  = 2 số mol H2SO4 = 0,5.0.4.2 = 0,4 mol

                sô mol NO3- =  0,4. 0.2 = 0,08 mol

        Dd X có : nH+ = 0,24 mol; nFe3+ = 0,02 mol; nCu2+ = 0,03 mol

                        nOH- = nH+  + 3. nFe3+ + 2. nCu2+ = 0,24 + 0,06 + 0,06 = 0,36 mol

                        VNaOH  = 0,36/1 = 0,36 lit = 360 ml

2.

Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140 oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là

A:

18,00

B:

8,10

C:

16,20

D:

4,05

Đáp án: B

Số mol hỗn hợp = 66,6/74 = 0,9 mol

                    s ố mol H2O = 1/2 s ố mol ancol = ½ số mol hỗn hợp = 0,9/2 = 0,45 mol

                     m = 0,45. 18 = 8,10

3.

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A:

Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội

B:

Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

C:

Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2

D:

Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2

Đáp án: D

Do xảy ra phản ứng: FeS +  HCl   →     FeCl2  +  H2S

            Nên phản ứng ngược lại không xảy ra

4.

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A:

I, II và III

B:

I, II và IV

C:

I, III và IV

D:

II, III và IV

Đáp án: C

Các cặp kim loại – kim loại và kim loại – phi kim trên khi nhúng v ài dd chất điện li t ạo ra pin điện. Khi pin điện hoạt động  thi kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn

5.

Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

A:

65,00%.

B:

46,15%.

C:

35,00%.

D:

53,85%.

Đáp án: B

Số mol CO2 = 7,84/22,4 = 0,35 mol = s ố mol C trong Y = s ố mol C trong X = số mol HCHO

  số mol H2O do HCHO t ạo ra = s ố mol HCHO = 0,35 mol

số mol H2O do H2 trong hỗn hợp X t ạo ra = 11,7/18 – 0,35 = 0,3 mol = s ố mol H2 trong X

      % theo th ểt ích H2 trong X = [0,3/ (0,35 +0,3)].100 = 4,615%

6.

Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A:

4

B:

2

C:

1

D:

3

Đáp án: C

7.

Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là

A:

0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2

B:

0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4

C:

0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2

D:

0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4

Đáp án: D

8.

Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là

A:

HCOOCH3 và HCOOC2H5

B:

C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5

C:

CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7

D:

CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

Đáp án: D

9.

Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là

A:

C4H10O2N2

B:

C5H9O4N

C:

C4H8O4N2

D:

C5H11O2N

Đáp án: B

10.

Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

20,125

B:

12,375

C:

22,540

D:

17,710

Đáp án: A

                       110ml dd KOH có: số mol KOH = 0,22 mol

                        140ml dd KOH có: S ố mol KOH = 0,28 mol

                       ZnSO4  + 2 KOH              →          Zn(OH)2  +  K2SO4   

                                          0,22                            0,11

                        ZnSO4  +  2KOH              →            Zn(OH)2  +  K2SO4

                            x                2x                                    x

                        Zn(OH)2  + 2KOH           →            K2ZnO2 +  2H2O

                        0,14 – x     0,28 – 2x

                               x – (0,14 – x) = 0,11

                                 x = 0,125

                                m = 0,125. 161 = 20,125

11.

Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

A:

etilen

B:

xiclopropan

C:

xiclohexan

D:

stiren

Đáp án: C

Hợp chất hữu cơ không no hoặc xiclo propan (có th ể xiclobutan) làm mất màu dd Br2. Không làm mất  màu dd Br2 là xiclohexan

12.

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A:

0,8 gam

B:

8,3 gam

C:

2,0 gam

D:

4,0 gam

Đáp án: D

mO(trong CuO) = 9,1 – 8,3 = 0,8 g ( do Al2O3 không phản ứng)

                  số mol O trong CuO = 0,8/16 = 0,05 mol = s ố mol CuO trong hỗn hợp

                    mCuO = 0,05. 80 = 4 gam

13.

Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là

A:

CH3OH và CH2=CH-CH2-OH

B:

C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH

C:

CH3OH và C3H7OH

D:

C2H5OH và CH3OH

Đáp án: A

                       số mol H2O = 7,2/18 = 0,4 mol

                      số mol CO2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol

                      Do số mol H2O =  số mol CO2, suy ra ete đơn chức không no có 1 liên kết đôi

                      Công th ức ete: CnH2nO

                                         CnH2nO  +  (3n – 1)/2 O2      →  nCO2   +  nH2O

                                                0,4/n                                       0,4

                                           14n + 16 = 7,2/(0,4/n)

                                              n = 4

                       CTCT ete:  CH3 – O – CH2 – CH = CH2  

                             Hai ancol: CH3OH v à CH2=CH – CH2 – OH

14.

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A:

AgNO3, (NH4)2CO3, CuS

B:

Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO

C:

FeS, BaSO4, KOH

D:

KNO3, CaCO3, Fe(OH)3

Đáp án: B

15.

Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A:

46x - 18y

B:

45x - 18y

C:

13x - 9y

D:

23x - 9y

Đáp án: A

Nguồn: /