Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2008 - Môn: Hoá – Khối A

Cập nhật: 11/07/2020

1.

Cho các phản ứng:

 

Các phản ứng đều tạo khí N2 là: 

A:

(2), (4), (6)

B:

 (1), (2), (5)

C:

(1), (3), (4)

D:

(3), (5), (6)

Đáp án: A

Các phản ứng: 

Vậy đáp án A là đáp đúng. 

2.

Cho các chất : Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, , (NH4)2CO3 . Số chất đều phản 
ứng đựơc với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là: 

 

A:

7

B:

6

C:

4

D:

5

Đáp án: D

Các chất lần lượt là: Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3
Vậy đáp án D là đáp đúng. 

3.

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ( ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm 
NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,2 M , sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của M là: 

A:

9,85

B:

11,82

C:

17,73

D:

19,70

Đáp án: A

 

4.

Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 ( trong đó số mol 
FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

A:

0,16

B:

0,18

C:

0,08

D:

0,23

Đáp án: C

Fe3O4 là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 
 Vì nFeO = nFe2O3
 => cho nên ta coi hỗn hợp chỉ cú Fe3O4. 
 Vậy (n_{Fe_3O_4})= 2,32 : 232 = 0,01 mol. 
Phản ứng : Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2
 0,01 mol → 0,08 mol 
Vậy đáp án C là đáp đúng. 

5.

Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X ( một loại phân bón hoá học), 
thấy khí thoát ra không màu hoá nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch 
NaOH thì khí có mùi khai thoát ra. Chất X là: 

A:

Ure

B:

amoni nitrat

C:

amophot

D:

Natri nitrat

Đáp án: B

X + Cu + H2SO4 → NO => X cú gốc nitrat. 
 Mặt khác X + NaOH → NH3 => X cú gốc amoni. 
Vậy đáp án B là đáp đúng. 

6.

Phát biểu không đúng là:

A:

Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-

B:

Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước va có vị ngọt. 

 

C:

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm 
cacboxyl. 

D:

Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (glixin). 

Đáp án: D

H2N-CH2-COOH3N-CH3 là sản phẩm của phản ứng giữa glyxin và metyl amin. 
 H2N – CH2 – COOH + CH3-NH2 → H2N-CH2-COOH3N-CH3 
Vậy đáp án D là đáp đúng. 

7.

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách :

A:

Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 

B:

Nhiệt phân Cu(NO3)2

 

C:

điện phân nước

D:

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Đáp án: A

8.

Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dóy 
đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp 
hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O 
(hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là 

 

A:

7,8

B:

7,4 

C:

9,2 

D:

8,8 

Đáp án: A

Rượu đơn chức tác dụng CuO có tỉ lệ mol 1:1 
Công thức tính (overline{M}) 2 chất

 

Hay (overline{M}) là trung bỡnh cộng.Và ngược lại khi M là trung bỡnh cộng thỡ số mol 
2 chất bằng nhau. 
Phản ứng tráng gương HCHO → 4Ag 
Gọi công thức phân tử của rượu là CnH2n + 1OH x mol 
Phản ứng: CnH2n+1OH + CuO → CnH2nO + Cu + H2
                    x                   x             x          x       x 
Vậy hỗn hợp Z gồm CnH2nO (x mol) và H2O x (mol). Số mol bằng nhau 
(overline{M}_Z)=(18 + (14n + 16) over 2) = 13,75.2 = 27,5. (số mol bằng nhau thỡ (overline{M}) là trung bỡnh cộng). => n 
= 1,5. Vậy 2 rượu là CH3OH và C2H5OH và n = 1,5 là trung bỡnh cộng của 1 và 2 nờn số
mol của 2 rượu phải bằng nhau = x/2 mol. và anđehit là HCHO và CH3CHO 
- Phản ứng với Ag2O. HCHO → 4 Ag ; và CH3CHO → 2 Ag 
                                  x/2           2x             x/2          x (mol) 
Vậy nAg = 2x + x = 3x = 0,6 => x = 0,2 (mol).=> m = 0,2.(14n + 18) = 0,2.(14.1,5+18) = 
7,8g. 
Vậy đáp án A là đáp đúng. 

 

9.

Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là: 

A:

5

B:

3

C:

2

D:

4

Đáp án: D

Các đồng phân lần lượt là: 

Vậy đáp án D là đáp án đúng 

 

10.

Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml 
dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là 

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: B

Số mol OH– = 0,01V mol 
 Số mol H+ = 0,03V mol 
 H+ + OH- = H2O 
 0,03V     0,01V ⇒ H+ dư 0,02 mol => [H+] = (0,02V over 2V)

[H+] = (0,02V over 2V)(= 0,01 =10^{-2})M ⇒ pH = 2 

 

Vậy đáp án B là đáp án đúng. 

11.

Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lớt khớ H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra 
hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều 
kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số
mol bằng số mol Z đó 
phản ứng. Chất X là anđehit 

A:

không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức. 

 

B:

không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức 

 

C:

no, hai chức. 

D:

no, đơn chức. 

 

Đáp án: C

Hỗn hợp ban đầu có thể tích là 4V, sau phản ứng hỗn hợp Y cú thể tớch 2V ⇒ giảm 2V 
chớnh là thể tớch H2 phản ứng. 
 Thể tớch andehit là 1V , thể tớch thể tớch H2 phản ứng là 2V ⇒ andehit cú 2 liờn kết π . 
Rượu Z + Na → H2 cú số mol H2 = số mol Z ⇒ Z cú 2 nhúm OH. ⇒ andehit cú 2 nhúm 
CHO 
Vậy đáp án C là đáp án đúng.

12.

Cho cân bằng hoá học : 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k); phản ứng thuận là phản 
ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là: 

A:

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 

B:

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. 

C:

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

D:

Cân bằng chuyển dịch theo chièu nghịch khi giảm nồng độ SO3

 

Đáp án: C

Theo nguyên lí Lơ-sa-tơ-lie khi giảm nồng độ một chất cân bằng dịch chuyển theo chiều làm 
tăng nồng độ chất đó. 
Vậy đáp án C là đáp án đúng. 

13.

Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. 
Sau khi cỏc phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự
trong đó thế điện hóa : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+
/Ag) 

 

A:

64,8 

B:

54,0 

C:

59,4 

D:

32,4

Đáp án: C

sau phản ứng với Al, Ag+
 cũn 0,55 – 0,3 = 0,25 mol dựng phản ứng với Fe 
Fe        +            2 Ag+ →              Fe2+       +        2Ag

 0,1                    0,2                       0,1                    0,2 
Dư Ag+ = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol 
Fe2+     +        Ag+ → Fe3+       +         Ag 
                    0,05                              0,05 
Sau cỏc phản ứng chất rắn là Ag cú số mol 0,3 + 0,2 + 0,05 = 0,55 mol. 
Khối lượng Ag = 0,55. 108 = 59,4 gam 
Vậy đáp án C là đáp án đúng. 

14.

Este có đặc điểm sau: 
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo CO2 và H2O có số mol bằng nhau; 
-Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y ( tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z 
(có số nguyên tử cac bon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X ) 
Phát biểu không đúng là : 

 

A:

Chất X thuộc loại este no, đơn chức

B:

Chất Y tan vô hạn trong nước. 

 

C:

Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken. 

D:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sả phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. 

Đáp án: C

Dựa vào các dữ kiện của đầu bài 
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau => X là este no 
đơn chức 
- Thủy phân X thu được Y phản ứng tráng gương => Y phải là axit fomic. => E là este 
của axit fomic. Z có số C bằng một nửa của X vậy số C của Z phải bằng của axit 
fomic => Z là CH3OH. Tách nước từ CH3OH không thu được anken. 
Vậy đáp án C là đáp án đúng. 

15.

Khi điện phân NaCl nóng chảy ( điện cực trơ) tại catôt xảy ra :

A:

Sự khử ion Na+
 

B:

Sự khử ion Cl-

 

C:

Sự oxi hóa ion Cl-
 

D:

Sự oxi hoá ion Na+ 

 

Đáp án: A

Nguồn: /