Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng - khối B -Năm 2007 - Môn :Hóa Học

Cập nhật: 29/08/2020

1.

Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, O = 16)

A:

0,92

B:

0,32

C:

0,64

D:

0,46

Đáp án: A

Gọi công thức phân tử của rượu no đơn chức CnH2n+1OH

CnH2n+1OH + CuO  →  CnH2nO + Cu + H2O

Gọi a là số mol của X = nO

→ Khối lượng chất rắn giảm :  16a = 0,32 →  a = 0,02 mol

Hỗn hợp hơi gồm : CnH2n O  : 0,02 (mol) , H2O : 0,02 (mol)

a mol   CnH2n O        ( 14n + 16 )                          13

                                                       31

a mol   H2O              18                                        14n – 15

→ 13 : (14n – 15 ) = a : a →  n = 2   →  C2H5OH

→   Khối lượng của rượu là : 0,02.46 = 0,92 gam

=> Đáp án A

2.

Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là

A:

1

B:

4

C:

3

D:

2

Đáp án: D

Để chất đó (X) không có phản ứng với NaOH  →   X không phải là đồng đẳng phenol ( không có nhóm OH liên kết trực tiếp với nhân benzen )

Để X tách được nước →   X có dạng C6H5-CH2-CH2-OH , C6H5-CHOH-CH3

n C6H5-CH=CH2   →   (- CH-CH2- )n

                                      |

                                   C6H5

=> Đáp án D

3.

Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

A:

anilin, metyl amin, amoniac.

B:

amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.

C:

anilin, amoniac, natri hiđroxit

D:

metyl amin, amoniac, natri axetat

Đáp án: D

4.

Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A:

nhận 13 electron

B:

nhận 12 electron

C:

nhường 13 electron

D:

nhường 12 electron

Đáp án: C

CuFeS2 + O2   →   CuO + Fe2O3 + SO2

Sơ đồ cho nhận :

[CuFeS2]o -  13e   →   Cu+2 + Fe+3 + 2S+4

=> Đáp án C

5.

Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là

A:

A1N

B:

MgO

C:

LiF

D:

NaF

Đáp án: D

Na : z = 11 , 1s2 2s2 2p6 3s1 , Na+ có 10e

F : z = 9 , 1s2 2s2 2p5 , F- có 10 e , trong mọi hợp chất F đều có số oxi hóa là -1 .

Tổng số e của XY là 20   →   Thỏa mãn

=> Đáp án D

6.

Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A:

HNO3, NaCl, Na2SO4.

B:

HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

C:

NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.

D:

HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

Đáp án: B

2HNO3 + Ba(HCO3)2   →   Ba(NO)3 + CO2 + 2H2O

Na2SO4 + Ba(HCO3)2   →   BaSO4 + 2NaHCO3

Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2   →     BaCO3 + CaCO3 + H2O

KHSO4 + Ba(HCO3)2   →    BaSO4 + 2CO2 + 2H2O

=> Đáp án B

7.

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)

A:

1,2.     

B:

1,8.     

C:

2,4.

D:

2.

Đáp án: D

n AlCl3 = 0,2.1,5 = 0,3 mol , Số mol kết tủa n Al(OH)3 = (15,6over 78) = 0,2 mol

AlCl3 + 3NaOH   →  Al(OH)3 + 3NaCl  (1)

0,3           0,9            0,3

Al(OH)3 + NaOH  →   NaAlO2 + H2O (2)

 x                 x

Sau (1) , (2) thu được 0,2 mol chất kết tủa   →  0,3 – x = 0,2 →  x = 0,1 mol →  tổng số mol NaOH tham gia phản ứng là : 0,9 + 0,1 = 1 mol →  V = (1over0,5) = 2 lít

=> Đáp án D

8.

Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là

A:

C2H4 O2

B:

CH2O2

C:

C4H8O2

D:

C3H6O2

Đáp án: D

Gọi số mol CnH2n O2 là x

CnH2n O2 + ((3n-2)over2) O2    →  n CO2 + (n)H2O

x                    ((3n-2)xover2)           nx            (n)x

n O2 phản ứng = ((3n-2)xover2)  →    n O2 ban đầu (3n-2)x

Trước phản ứng có : (3n-2)x  mol O2 và  x mol CnH2n O2

Hỗn hợp sau phản ứng gồm : O2 dư : ((3n-2)xover2) , CO2 : nx  , H2O : nx

Áp dụng công thức : PV = n.R.T

Ban đầu : 0,8.V = [(3n-2)x + x ].R.T

Sau pư :   0,95.V = [((3n-2)xover2) + nx + nx ] .R.T

Chia hai vế của phương trình ta được : n = 3

→   X là C3H6O2

=> Đáp án D

9.

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

A:

2

B:

5

C:

4

D:

3

Đáp án: B

Các đồng phân có thể có của C2H4O2 : HCOOCH3 , CH3COOH , HO-CH2-CHO

HCOOCH3 + NaOH  →    HCOONa + CH3OH

CH3COOH + Na   →  CH3-COONa + ½H2

CH3COOH + NaOH   →   CH3COONa + NaOH

CH3COOH + NaHCO3   →   CH3COONa + CO2 + H2O

HO-CH2-CHO + Na  →   NaO-CH2-CHO + (1over2 )H2

  →  Có 5 phản ứng

=> Đáp án B

10.

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56)

A:

0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4

B:

0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư

C:

0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4

D:

0,12 mol FeSO4

Đáp án: A

n Fe = 6,72/56 = 0,12 mol , n H2SO4 = 0,3 mol

                    2Fe + 6H2SO4   →  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Ban đầu        0,12       0,3

Phản ứng         0,1       0,3             0,05

Kết thúc          0,02        0              0,05

 → Có phản ứng :

                     Fe + Fe2(SO4)→   3FeSO4

Ban đầu        0,02      0,05

Phản ứng      0,02      0,02             0,06

Kết thúc        0           0,03             0,06

=> Đáp án A

Chú ý : Khi đã biết số mol của cả hai chất ban đầu  →   Tính theo chất hết

11.

Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là

A:

2

B:

4

C:

3

D:

1

Đáp án: C

Để có phản với NaOH thì chất đó phải có nhóm OH ở trong nhân benzen :

→   H3C-C6H4-OH Trong đó CH3- đính vào 3 vị trí octho , meta , para

→  Có 3 đồng phân

=> Đáp án C

12.

Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho O = 16, Fe = 56)

A:

2,52.

B:

2,22.

C:

2,62.

D:

2,32.

Đáp án: A

nNO(0,56over22,5 ) = 0,025 mol

Khi nung nóng Fe trong không khí thì thu được X gồm : Fe2O3 , Fe3O4 , FeO , Fe dư

X + HNO3 →  Muối Fe(NO3)3 + Khí NO + H2O

Tóm tăt : Fe + O2  →  X   (1)

X + HNO3   →   Fe(NO3)3 + NO + H2O  (2)

Nhận thấy số OXH của các nguyên tố thay đổi như sau :

Feo – 3 e  →   Fe3+

x        3x

O2o + 4e   →    O-2

y        4y

N+5 + 3e   →     N+2 = (NO)

       0,075     0,025

Tổng số e cho bằng tổng số e nhận : 3x = 4y + 0,075

Bảo toàn khối lượng ở phản ứng (1) : m Fe + m O2 = mX

→   56x + 32y = 3

→  x = 0,045 , y = 0,015 mol

→  m = 56.0,045 = 2,52 gam

=> Đáp án A

13.

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, N = 14, O = 16)

A:

42 kg

B:

10 kg

C:

30 kg

D:

21 kg

Đáp án: D

Công thức phân tử của Xenlulozo : (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3   →   [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

                                                  Xenlulozo trinitrat

Để điều chế 29,7 gam Xenlulozo trinitrat : n = 29,7/297n = 0,1/n

→  n HNO3 = 3n.0,1/n = 0,3 mol → m HNO3 = 0,3.63 = 18,9

Vì hiệu suất là 90%  → m HNO3 cần dùng = (18,9.100over 90 )= 21 gam

Để điều chế 29,7 kg cần 21 kg HNO3

=> Đáp án D

14.

Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là (cho Cl = 35,5; K = 39)

A:

0,24M

B:

0,48M

C:

0,4M

D:

0,2M

Đáp án: A

n Cl2 = (13,44over 22,4 )= 0,6 mol , n KCl = (37,25over 74,5) = 0,5 mol

                    3Cl2 + 6KOH đun nóng  →  KClO3   + 5KCl + 3H2O

Ban đầu        0,6       chưa biết

Phản ứng      0,3       0,6                                             0,5

Kết thúc        0,3          0                                               0,5

Theo phản ứng nKOH = 6/5. nKCl  = 6.0,5/5 = 0,6 mol →  CM KOH = ( n over V ) = (0,6over 2,5) = 0,24 M

=> Đáp án A

15.

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A:

8,96

B:

11,2

C:

6,72

D:

4,48

Đáp án: C

Gọi công thức của axit cacboxylic đơn chức đó là : CxHyO2

CxHyO2 + (x + (yover 4) – 1 ) O2   →  x CO2 + (yover2 )H2O

a mol           (x + y/4 – 1)a           ax          ay/2

a = 0,1

ax = 0,3  → x = 3 , (ayover2) = 0,2   →   y = 4

→ nO2 = (3 + (4over4) – 1 )0,1 = 0,3 →   VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

=> Đáp án C

Nguồn: /