Danh sách bài viết

Đề thử THPT quốc gia năm 2016 lần 5 Môn Hóa Học

Cập nhật: 29/08/2020

1.

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là

A:

9,18

B:

15,30

C:

12,24

D:

10,80

Đáp án: A

Cn H2n+ 2 O; Cm H2m O2

nancol = 0,15 mol; naxit = (21,7 – 18.0,15 – 14.0,9) : 32 = 0,2 mol

=> 0,15.n + 0,2.m = 0,9 => n = 2;  m = 3 => m = 0,15.0,6.(46 + 74 – 18) = 9,18 gam

=> Đáp án A

2.

Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (k) N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

A:

Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm

B:

Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng

C:

Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt

D:

Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án: C

3.

Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A:

36

B:

20

C:

18

D:

24

Đáp án: B

m = m Fe2O3 + m MgO = 0,1.160 + 0,1.40 = 20 gam

=> Đáp án B

4.

Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A:

6

B:

4

C:

7

D:

5

Đáp án: D

5.

Ure (H2N-CO-NH2) cũng như amoni nitrat (NH4NO3) đều cung cấp đạm (N) cho cây. Giả sử giá tiền 1kg phân ure là 5 000 đồng , còn 1 kg phân NH4NO3 là  4 500 đồng thì loại phân nào cung cấp N rẻ hơn?

A:

NH4NO3   

B:

Ure   

C:

Giá cả tương đương     

D:

Hai loại N này khác nhau nên không so sánh được

Đáp án: B

6.

Cho 5,94g Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,848 lít sản phẩm ( X ) có  lưu huỳnh ( đktc), muối sunfat và nước. Cho biết ( X ) là khí  gì trong hai khí SO2, H2S ?

A:

H2S

B:

SO2      

C:

Cả hai khí     

D:

S

Đáp án: A

nAl = 5,94 : 27 = 0,22 mol

                                          nX = 1,848 : 22,4 = 0,0825 mol

Quá trình oxy hóa Al :      Al      -      3e   →    Al3+

                                       0,22       0,66

                           ne (cho) = 0,22.3 = 0,66 mol

Quá  trình khử S6+ :    S+6          +   ( 6-x )e   →  Sx      

                                                   0,0825(6-x)   <----  0,0825

                           ne (nhận) = 0,0825(6-x) mol

( x là số oxy hóa của S trong khí X )

Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có : 0,0825(6-x) = 0,66 Þ x = -2

Vậy X là H2S ( trong đó S có số oxy hóa là -2). Chọn đáp án A.

7.

Tổng quát một nguyên tố hóa học hiện diện trong tự nhiên gồm một số nguyên tử đồng vị với tỉ lệ xác định. Do đó khối lượng nguyên tử được dùng để tính toán là khối lượng nguyên tử trung bình của các nguyên tử đồng vị của nguyên tố đó trong tự nhiên với tỉ lệ xác định.

Silic trong tự nhiên có ba đồng vị:

Đồng vị có khối lượng nguyên tử 27,97693 đvC, chiếm 92,23% số nguyên tử.

Đồng vị     có khối lượng nguyên tử 28,97649 đvC, chiếm 4,67% số nguyên tử.

Đồng vị      có khối lượng nguyên tử 29,97376 đvC, chiếm 3,10% số nguyên tử.

Khối lượng nguyên tử của Si là bao nhiêu?

A:

28,0855                

B:

28,0000                   

C:

27,9245               

D:

28,01498                                            

Đáp án: A

8.

Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A:

5,40

B:

3,51

C:

7,02

D:

4,05

Đáp án: C

Sau phản ứng nhiệt nhôm, hỗn hợp chất rắn thu được (Y) phản ứng được với NaOH tạo ra khí, chứng tỏ Al dư, Fe2O3 đã phản ứng hết.

Ta có :

           

=> Đáp án C

9.

 Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A:

 0,10 mol.

B:

0,20 mol.

C:

0,25 mol.

D:

0,15 mol.

Đáp án: D

=> Đáp án D

10.

Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

15,0.

B:

18,5.

C:

45,0.

D:

7,5.

Đáp án: A

=> Đáp A

11.

Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A:

29,9

B:

 24,5

C:

19,1

D:

16,4

Đáp án: B

Theo giả thiết suy ra : Trong phản ứng với H2O (TN1), nhôm chưa phản ứng hết (vì lượng khí thu được khi X phản ứng với dung dịch kiềm (TN2) lớn hơn lượng khí thu được khi X phản ứng với H20).

                 

=> Đáp án B

12.

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

23,64

B:

15,76

C:

21,92

D:

39,40

Đáp án: B

Quy đổi hỗn hợp X thành Na, Ba, O .

Suy ra dung dịch kiềm sau phản ứng có 0,14 mol NaOH và 0,12 mol Ba(OH)2

Do 1 <  (n_{OH^-} over n_{CO_2}) < 2  ⇒  phản ứng tạo ra cả :  

=> Đáp án B

13.

Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O, chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là

A:

13,2

B:

12,3

C:

11,1

D:

11,4

Đáp án: B

Suy ra :nC :nH :nO = 7 : 6 : 3. Vậy X là C7H6O3 .( igtriangleup)X = 5 nên X có một chức axit hoặc một chức este. Suy ra X có dạng là HOC6H4COOH hoặc HCOOC6H4OH

=> Đáp án B

14.

Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là

A:

17,7 gam

B:

9,0 gam

C:

11,4 gam

D:

19,0 gam

Đáp án: C

Do    nên axit X là axit không no.

Số nguyên tử O trong hai chất  =  (2n_{CO_2} + n_{H_2O} - 2n_{O}over 0,4) = 2   ⇒ Ancol Y là ancol hai chức.

Số C trong ancol và axit = (n_{CO_2} over n_{H_2O}) = (1,2 over 0,4) = 3   ⇒ Ancol no, đơn chứa là C3H6(OH)2 còn axit không no là CH2 = CHCOOH hoặc CH (equiv) CCOOH

Số nguyên tử H trung bình của X, Y là =  (2n_{H_2O} over n_{x,y}) = 5,5 .Mặt khác số mol của X lớn hơn của Y nên axit phải là CH =CHCOOH (nếu là CH (equiv) CCOOH thì số H trung bình phải nhỏ hơn 5)

=> Đáp án C

15.

Cho sơ đồ các phản ứng: X + NaOH (dung dịch) Y + Z; Y + NaOH (rắn) T + P;⎯⎯→ o t ⎯⎯⎯⎯→ o t ,CaO T Q + H⎯⎯⎯⎯→ o 1500 C 2 ; Q + H2O Z.⎯⎯⎯→ o t ,xt Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là:

A:

HCOOCH=CH2 và HCHO

B:

CH3COOC2H5 và CH3CHO

C:

CH3COOCH=CH2 và CH3CHO

D:

CH3COOCH=CH2 và HCHO

Đáp án: C

Nguồn: /