Danh sách bài viết

Liệu có thể chế tạo ra những nguyên tố mới được không?

Cập nhật: 25/08/2018

Cho dù có hình dáng khác nhau, nhưng vạn vật trên Trái Đất đều được cấu thành từ các nguyên tố. Tính đến nay, chúng ta đã phát hiện được 112 nguyên tố, liệu có thể tìm thấy những nguyên tố mới khác hay không? Quá trình tìm ra các nguyên tố rất vất vả và tốn nhiều thời gian.

Công việc tìm kiếm các nguyên tố đã được tiến hành từ nửa cuối thế kỷ XVIII, khi tìm ra nguyên tố ôxy, các nhà khoa học nhận biết được thành phần cơ bản nhất của vật chất chính là nguyên tố. Ban đầu, các nhà hoá học tiến hành tìm kiếm các nguyên tố chủ yếu bằng biện pháp phân tích những vật chất của chính họ. Thông qua tiến hành thí nghiệm đối với các loại vật chất khác nhau, họ đã tìm ra được nhiều loại nguyên tố khác nhau, trong đó có ôxy, hidro, nitơ...

Nhưng, do những hạn chế về điều kiện và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm nên việc tìm kiếm những nguyên tố mới của các nhà hoá học đã bị bế tắc. Lúc đó, các nhà vật lý học đã đem lại cho các nhà hoá học một phương pháp và kỹ thuật vật lý mới. Họ bắt đầu cùng các nhà hoá học tiến hành công việc tìm kiếm những nguyên tố mới.

Nhà hoá học người Anh thế kỷ 19 Hum Phry Davy đã sử dụng phương pháp điện phân Bô- tát để tìm ra kali (K). Năm 1860, nhà hoá học người Đức Bensant đã sử dựng lăng kính, kết hợp với phương pháp phân tích quang phổ đã tìm ra chất Cs, sau đó tiếp tục tìm ra chất Rb. Cũng bằng phương pháp này, nhà khoa học người Anh William Crookes đãất thallium (Tl), nhà vật lý học người Đức Laphur và Licht đã tìm ra chất indium (In)...

Cùng với việc tìm ra được nhiều các nguyên tố mới, một số nhà hoá học bắt đầu đi sâu nghiên cứu mối quan hệ nội tại giữa các nguyên tố này. Năm 1869, căn cứ vào một số mối liên hệ bên trong giữa các nguyên tố, nhà hoá học người Nga Mendelêep đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Ông đã gắn cho mỗi nguyên tố một ký hiệu. Không chỉ đưa 60 nguyên tố đã được phát hiện lúc đó vào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, căn cứ vào quy luật thay đổi về tính chất của các nguyên tố, Mendeleev còn mạnh dạn đưa ra dự đoán về một số nguyên tố mới, sau đó đưa chúng vào trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra các nguyên tố mới. Bắt đầu từ thế kỷ XX, người ta bắt đầu sử dụng phương pháp thí nghiệm để tìm ra các nguyên tố mới và phương pháp này đã thành công như đã tìm ra các chất: technetium (Tc), Francium (Fr), Astatium (At), Promethium (Pm), Plutonium (Pu), Americium (Am)... Phải chăng có thể sẽ tiếp tục tìm và phát hiện ra nhiều nguyên tố mới nữa? Những nguyên tố từ số 93 trở đi trong bảng hệ thống tuần hoàn đều do con người tạo ra.

Đặc điểm chung của chúng là trong quá trình sắp xếp chúng có thể thay đổi tính chất và biến thành một nguyên tố khác, thậm chí có nguyên tố chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn bằng 1/10 tỷ giây. Vì vậy, việc phát hiện ra các nguyên tố mới sẽ ngày càng khó khăn hơn. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người vẫn hoàn toàn có khả năng phát hiện ra các nguyên tố mới.

Nguồn: / 0