Danh sách bài viết

Bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức - Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

Cập nhật: 08/06/2022

Bài 16.1

Trong những tam giác dưới đây (H.4.46), tam giác nào là tam giác cân, cân tại đỉnh nào? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chỉ ra 2 cạnh bên bằng nhau hoặc 2 góc ở đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết

+) Xét ΔABC có AB = AC nên ΔABC cân tại đỉnh A

+) Xét ΔDEF có:

ˆD+ˆE+ˆF=1800 (Định lí tổng 3 góc trong tam giác)

⇒700+500+ˆF=1800

⇒ˆF=600

Ta thấy ΔDEF không có cặp góc nào bằng nhau nên không là tam giác cân.

+) Xét ΔMNP có ˆN=ˆP(=500) nên ΔMNP cân tại đỉnh M 

+) Xét ΔKGH có:

ˆK+ˆG+ˆH=1800 (Định lí tổng 3 góc trong tam giác)

ˆH=1800−ˆK−ˆG=1800−400−700=700

Ta được ΔKGHˆH=ˆG(=700) nên ΔKGH cân tại đỉnh K

 

Bài 16.2

Tính số đo các góc còn lại trong các tam giác cân dưới đây (H.4.47)

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

-Tam giác cân có 2 góc ở đáy bằng nhau

-Tổng 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ.

Lời giải chi tiết

-ΔABC cân tại A ⇒ˆB=ˆC=650

ˆA+ˆB+ˆC=1800 (Tổng 3 góc trong 1 tam giác)

⇒ˆA+650+650=1800⇒ˆA=1800−1300⇒ˆA=500

-ΔMNP cân tại M ⇒ˆN=ˆP= (ˆN+ˆP)/2=(1800−700)/2=550

Bài 16.3

Tam giác ABC có 2 đường chéo BE và CF bằng nhau (H.4.48). Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chứng minh ΔAEB=ΔAFC(g−c−g), từ đó suy ra 2 cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Xét ΔAEBΔAFC có:

góc AEB=góc AFC(=900)

BE=CF(gt)

góc ABE=góc ACF(=900−góc A)

⇒ΔAEB=ΔAFC(g−c−g)

⇒AB=AC ( 2 cạnh tương ứng)

Vậy tam giác ABC cân tại A. 

Bài 16.4

Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC và D là điểm nằm trên tia đối của tia MA sao cho MD = MA (H.4.49). Chứng minh rằng:

a)ΔABD vuông tại B.

b)ΔABD=ΔBAC

c) Các tam giác AMB, AMC là các tam giác cân tại đỉnh M.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a)Chứng minh:ΔAMC=ΔDMB(c−g−c)

b)Dựa vào ý a suy ra BD = CA

c)

-Chứng minh: ˆBDA=ˆCAD(AC∥BD)

-Chứng minh các góc ở đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết

a)

Xét ΔAMCΔDMB

MA = MD

MC = MB

góc AMC=góc DMB (2 góc đối đỉnh)

⇒ΔAMC=ΔDMB(c−g−c)

⇒góc DBM=góc MCA ( 2 góc tương ứng)

Ta có:

góc ABD=góc ABM+góc DBM=góc ABC+góc BCA=900

Vậy tam giác ABD vuông tại B.

b)

Xét ΔABDΔBAC có:

góc ABD=góc BAC=900

BD=CA(do ΔAMC=ΔDMB)

AB: Cạnh chung

⇒ΔABD=ΔBAC(c−g−c)

c)

Ta có: ΔABD=ΔBAC(cmt)⇒góc ACB=góc BDA ( 2 góc tương ứng)

Mặt khác: AC//BD (vì cùng vuông góc với AB) nên góc BDA=góc CAD (2 góc so le trong)

Vì vậy ta có: góc MCA=góc ACB=góc CAD=góc CAM

Do đó tam giác AMC cân tại đỉnh M nên MA = MC

Vì M là trung điểm của BC nên MB = MC

⇒MA=MB

Do đó tam giác AMB cân tại đỉnh M. 

Bài 16.5

Cho ABC là tam giác cân tại đỉnh A. Chứng minh rằng:

a) Hai đường trung tuyến BM, CN bằng nhau (H.4.50a).

b) Hai đường phân giác BE, CF bằng nhau (H.4.50b) 

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a)Chứng minh ΔABM=ΔACM(c−g−c)

b)Chứng minh: ΔABE=ΔACF(g−c−g)

Lời giải chi tiết

a) Ta có: AM=AC2;AN=AB2

Mà tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

⇒AM=AN

Xét ΔABMΔACM có:

AB = AC

AM=AN

góc A:Chung

⇒ΔABM=ΔACM(c−g−c)⇒BM=CN

b) Ta có: góc ABE=góc ABC2 (do BE là tia phân giác của góc ABC)

góc ACF=góc ACB2 (do CF là tia phân giác của góc ACB)

Mà tam giác ABC cân tại A nên góc ABC=góc ACB

Do đó, góc ABE=góc ACF

Xét ΔABEΔACF có:

góc A:Chung

AB=AC

góc ABE=góc ACF

⇒ΔABE=ΔACF(g−c−g)

⇒BE=CF. ( 2 cạnh tương ứng)


 

Nguồn: https://loigiaihay.com/bai-16-tam-giac-can-duong-trung-truc-cua-doan-thang-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-e26752.html /

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 41: Ôn tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 41: Ôn tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 40: Ôn tập hình học và đo lường

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 40: Ôn tập hình học và đo lường

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 37: Luyện tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 37: Luyện tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 36: Thực hành xem lịch và giờ

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 36: Thực hành xem lịch và giờ

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 35: Ngày trong tuần

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 35: Ngày trong tuần

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 33: Luyện tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 33: Luyện tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số