Danh sách bài viết

Bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức - Bài 17. Thu thập và phân loại dữ liệu

Cập nhật: 08/06/2022

Bài 17.1

Hãy cho biết mỗi dữ liệu sau thuộc loại nào?

a)Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời;

b) Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của đề thi học kì với các lựa chọn từ Rất khó đến Rất dễ;

c) Họ và Tên của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố;

d) Số năm học ngoại ngữ của các bạn trong lớp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có 3 loại dãy dữ liệu:

+ Dãy dữ liệu là dãy số liệu

+ Dãy số liệu không là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự

+Dãy số liệu không là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

Lời giải chi tiết

a)Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

b) Dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự.

c) Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

d) Số liệu

Bài 17.2

Xác định phương pháp thu nhập dữ liệu (Quan sát, làm thí nghiệm. Lập bảng hỏi, phỏng vấn) trong mỗi trường hợp sau:

a) Muốn biết cường độ dòng điện của một số đoạn mạch nối tiếp;

b) Muốn thống kê thời gian tự học ở nhà mỗi ngày của các bạn trong lớp;

c) Muốn biết tỉ lệ học sinh nhặt rác bỏ vào thùng khi nhìn thấy rác trên sân trường.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta thường thu thập từ các nguồn: Internet, sách báo, ti-vi, lập phiếu hỏi, phỏng vấn, làm thí nghiệm,….

Lời giải chi tiết

a) Làm thí nghiệm

b) Lập bảng hỏi hoặc Phỏng vấn

c) Quan sát.

Bài 17.3

Hãy viết câu hỏi để khảo sát về mức độ thường xuyên tập thể dục buổi sáng của các bạn trong lớp.

Lời giải chi tiết

Đây là câu hỏi mở. Mức độ thường xuyên có thể chia theo mức như: Rất thường xuyên (6 hoặc 7 buổi sáng trong tuần), Thường xuyên (4 hoặc 5 buổi sáng trong tuần), Không thường xuyên (2 hoặc 3 buổi sáng trong tuần). Hiếm khi hoặc không bao giờ (0 hoặc 1 buổi sáng trong tuần).

Bài 17.4

Bình muốn biết về thói quen đọc sách ở thư viện của các bạn trong lớp nên đã phát phiếu hỏi sau cho các bạn.

 

Em hãy cho biết dữ liệu Bình thu được ở mỗi câu hỏi thuộc loại nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có 3 loại dãy dữ liệu:

+ Dãy dữ liệu là dãy số liệu

+ Dãy số liệu không là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự

+Dãy số liệu không là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

Lời giải chi tiết

a) Dữ liệu thu được trong câu hỏi 1 là dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

b) Dữ liệu thu được trong câu hỏi 2 là số liệu.

 

Bài 17.5

Hãy phỏng vấn các bạn trong tổ để biết các bạn tự đánh giá thế nào về ý thức tự giác của mình trong việc làm bài tập ở nhà với các mức độ từ Rất tự giác đến Không tự giác. Lập bảng thống kê cho dãy dữ liệu thu được. Dãy dữ liệu này thuộc loại nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có 3 loại dãy dữ liệu:

+ Dãy dữ liệu là dãy số liệu

+ Dãy số liệu không là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự

+Dãy số liệu không là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

Lời giải chi tiết

Dãy dữ liệu có dạng: Tự giác, không tự giác,..rất tự giác. Đây là dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự.

Bài 17.6

Để ước lượng chiều cao trung bình của học sinh khối 7, 1 nhóm nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên từ mỗi lớp ra 10 học sinh và đo chiều cao. Số liệu thu được có đảm bảo tính đại diện không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm ta phải thu thập dữ liệu của các đối tượng một cách ngẫu nhiên.

Lời giải chi tiết

Số liệu thu được đảm bảo tính đại diện vì các học sinh được chọn ra ngẫu nhiên.

Bài 17.7

Để xác định xem loại bánh nào được ưa thích, một cửa hàng bán bánh đã đánh số khách hàng và xác định loại bánh mà các vị khách thứ 5; 10; 15;…;500 đã mua khi đến cửa hàng. Trong số 100 người này, có 35 người mua bánh kem. Cửa hàng đã kết luận rằng có khoảng 35% khách hàng mua bánh kem. Kết luận này có hợp lí không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm ta phải thu thập dữ liệu của các đối tượng một cách ngẫu nhiên.

Lời giải chi tiết

Kết luận hợp lí.

Bài 17.8

Để xác định xem người dân thường thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi, một nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 200 phụ nữ thấy có 162 người nói rằng họ thích đi mua sắm. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa phần người dân thích đi mua sắp trong thời gian rảnh rỗi. Kết luận này có hợp lí không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm ta phải thu thập dữ liệu của các đối tượng một cách ngẫu nhiên.

Lời giải chi tiết

Kết luận này không hợp lí, vì kết luận cho người dân nhưng khi thu thập dữ liệu thì chỉ phỏng vấn phụ nữ.

Nguồn: https://loigiaihay.com/bai-17-thu-thap-va-phan-loai-du-lieu-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-e26770.html /

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 41: Ôn tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 41: Ôn tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 40: Ôn tập hình học và đo lường

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 40: Ôn tập hình học và đo lường

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 37: Luyện tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 37: Luyện tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 36: Thực hành xem lịch và giờ

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 36: Thực hành xem lịch và giờ

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 35: Ngày trong tuần

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 35: Ngày trong tuần

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 33: Luyện tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 33: Luyện tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số