Danh sách bài viết

Bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức - Bài 29. Làm quen với biến cố

Cập nhật: 08/06/2022

Bài 29.1

Một túi đựng các quả cầu được đánh số 5; 10; 15; 20; 30; 35; 40. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

a)Biến cố A: “Quả cầu được lấy có ghi số chính phương”.

b)Biến cố B: “ Quả cầu được lấy có ghi số chia hết cho 3”.

c) Biến cố C: “ Quả cầu được lấy có ghi số chia hết cho 5”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

-Các hiện tượng, sự kiện xảy ra trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là các biến cố.

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

a)Các số chính phương viết được dưới dạng a2

b)Các số chia hết cho 3: 15; 30

c)Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

Lời giải chi tiết

a)Ta thấy không có số nào viết được dưới dạng số chính phương nên biến cố A là biến cố không thể.

b) Các số chia hết cho 3 là: 15; 3

-Các quả cầu lấy được có thể là 2 số trên nên B là biến cố ngẫu nhiên.

c)

Tất cả quả cầu đều là các số chia hết cho 5 nên C là biến cố chắc chắn.

Bài 29.2

Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Biến cố A: “An là một vận động viên điền kinh. Trong giải chạy sắp tới, An sẽ chạy 100m không quá 30 giây” là biến cố …

b) Biến cố B: “ Ngày mai, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức tốt” là biến cố…

c) Biến cố C: “Ông An năm nay 80 tuổi, Ông sẽ sống thọ đến 300 tuổi” là biến cố …

Phương pháp giải - Xem chi tiết

-Các hiện tượng, sự kiện xảy ra trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là các biến cố.

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết

a)………..chắc chắn (vì chắc chắn An chạy được 100m không quá 30s)

b)………..ngẫu nhiên (vì chất lượng không khí có thể xấu, rất xấu…)

c)………..không thể (vì chưa có ai thọ đến 300 tuổi)

Bài 29.3

An, Bình và Cường mỗi người gieo một con xúc xắc. Điền cụm từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) vào ô trống.

Biến cố

Loại biến cố

Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6

 

Số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7

 

Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+)Liệt kê số chấm có thể xuất hiện trên mỗi xúc xắc

+)Dựa vào định nghĩa 3 loại biến cố và kết luận.

-Các hiện tượng, sự kiện xảy ra trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là các biến cố.

-Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

-Biến cố không thể là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.

-Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết

- Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc có thể là 1,2,3,4,….nên đây là biến cố ngẫu nhiên.

- Số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc là các số:1;2;3;4;5;6 đều nhỏ hơn 7 nên biến cố thứ 2 là biến cố chắc chắn.

- Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216: Ví dụ ba con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm thì tích: 6.6.6 = 216 nên tích các số chấm xuất hiện nhỏ hơn hoặc bằng 216. Vậy biến cố 3 là biến cố không thể.

Ta có bảng sau:

Biến cố

Loại biến cố

Số chấm xuất hiện trên cả ba con xúc xắc đều là 6

Ngẫu nhiên

Số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc đều nhỏ hơn 7

Chắc chắn

Tích các số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 216

Không thể

 

Nguồn: https://loigiaihay.com/bai-29-lam-quen-voi-bien-co-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-e27599.html /

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 41: Ôn tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 41: Ôn tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 40: Ôn tập hình học và đo lường

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 40: Ôn tập hình học và đo lường

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 37: Luyện tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 37: Luyện tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 36: Thực hành xem lịch và giờ

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 36: Thực hành xem lịch và giờ

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 35: Ngày trong tuần

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 35: Ngày trong tuần

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 33: Luyện tập chung

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 33: Luyện tập chung

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số

Toán học

Sách giáo khoa toán lớp 1 kết nối tri thức - Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số